Vì sao Phúc Sinh chọn SƠN LA làm nhà máy sản xuất cà phê Arabica?

Khi nhắc đến cà phê Việt Nam, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến Tây Nguyên. Không phải ai cũng biết loại cây này đã có mặt ở miền núi phía Bắc hơn một trăm năm nay và đang góp mặt không nhỏ vào bức tranh cà phê đặc sản của cả nước...



Không gian nhà máy Phúc Sinh Sơn La tại Bản Mạt, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Bên cạnh đó, Sơn La là tỉnh trồng cà phê Arabica lớn thứ hai của Việt Nam. Cây cà phê “Sơn La” có nguồn gốc từ năm 1945, khi một người dân địa phương xin về trồng tại vườn nhà. Sự kiện đó đã được ghi chép lại tại cuốn sách “Sơn La với cà phê”. Nhờ đó, cây cà phê dần dần được phát triển, góp một phần giúp đồng bào dân tộc có thu nhập, từ bỏ lối sống du canh, du cư. Quy trình sản xuất cà phê tại đây đã đi vào đời sống và tập quán sinh hoạt của người dân địa phương. 

Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, đến nay cà phê Sơn La trở thành một đặc sản của Sơn La và từng bước khẳng định vị trí vững chắc trên thị trường.


Phúc Sinh đầu tư 100 tỷ đồng xây nhà máy chế biến cà phê ở Sơn La

Đầu tháng 11, Công ty Cổ Phần Phúc Sinh (Phúc Sinh Group) vừa chính thức khánh thành Nhà máy Phúc Sinh Sơn La tại Bản Mạt, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.


Phúc Sinh khai trương nhà máy cà phê tại Sơn La

Đây là nhà máy thứ 6 trong hệ thống của Phúc Sinh Group được đưa vào hoạt động sau 5 nhà máy cà phê và gia vị, nông sản tại Bình Dương, Đắk Lắk, tiếp tục nâng cao năng suất xuất khẩu cà phê Sơn La chuẩn UTZ và BRC ra thế giới.



Năng suất 20.000 tấn cà phê tươi/năm

Sơn La có địa hình đồi núi xen kẽ các thung lũng với 2 cao nguyên Nà Sản - Mộc Châu, tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau, ôn hòa và có 2 mùa tương phản. Nền đất đỏ vàng tầng dày và phì nhiêu nơi đây phù hợp cho phát triển cây công nghiệp, trong đó có cà phê.

Bên trong nhà máy sản xuất Sơn La 

 

Với sức sống tốt, không phải chịu cảnh cao nguyên khô hạn khi vào mùa, nên cà phê Arabica nơi đây có vị ngon đặc biệt. Sau khi rang xay, hạt cà phê toát ra mùi nồng của gỗ lâu năm và mùi chua thanh của trái cây rừng rất đặc trưng sau khi ủ nước nóng.

Đến nay, diện tích cà phê Arabica toàn tỉnh Sơn La đạt trên 17.817 ha. Cà phê nhân tính đến cuối 2017 đạt trên 60.000 tấn. Con số trên vẫn được xem là thấp so với tiềm năng và giá trị đời sống kinh tế, thương hiệu địa phương mà cà phê Arabica của Sơn La có thể mang lại. Nguyên do chủ yếu là việc sản xuất cà phê vẫn loay hoay với các vấn đề: Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, xây dựng địa bàn sản xuất tập trung rời rạc và không có tính bền vững, chưa hình thành được mối liên kết trong phát triển vùng nguyên liệu, hay hoạt động thu mua, sơ chế sản phẩm chủ yếu còn nhỏ lẻ, việc phơi sấy còn thủ công, lạc hậu.

Nhà máy Phúc Sinh Sơn La có thể đạt năng suất 20.000 tấn cà phê tươi/năm

Nhận thấy thực trạng và tiềm năng của vùng cà phê Sơn La, Phúc Sinh đã đầu tư, xây dựng nhà máy hiện đại, công nghệ tiên tiến trên dây chuyền sản xuất cà phê ướt Arabica nhập khẩu từ Colombia.

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group - cho biết Phúc Sinh Sơn La là nhà máy có quy mô lớn nhất trong hệ thống nhà máy của công ty.

Ông Phan Minh Thông phát biểu tại sự kiện khánh thành nhà máy Phúc Sinh Sơn La.

Đặc biệt, Phúc Sinh Sơn La được xây dựng đạt tiêu chuẩn của BRC. Hệ thống nhà xưởng sản xuất rộng 6.384 m2. Khu xử lý nước thải được đầu tư đồng bộ, có diện tích 2.600 m2, công suất xử lý 200 m3/ngày đêm. Các khu vực phụ trợ của nhà máy rộng 12.000 m2. Văn phòng rộng 1.080 m2.

Về máy móc, thiết bị, Phúc Sinh đầu tư hệ thống máy xát tươi từ Colombia cùng các nhà sản xuất máy hàng đầu khác. Hiện tại, nhà máy có tổng quy mô 45 hecta, được hoàn thành sau 8 tháng xây dựng với vốn đầu tư giai đoạn I lên đến 100 tỷ đồng.

Khi chính thức đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cung cấp cà phê chỉ dẫn địa lý Arabica Sơn La. Năng suất dự kiến đạt 20.000 tấn cà phê tươi/năm, phục vụ cho thị trường xuất khẩu, tiêu dùng Việt Nam và tiến tới nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.

Bên cạnh việc sản xuất và chế biến, Phúc Sinh tiếp tục thực hiện việc đầu tư cho vùng trồng hữu cơ của bà con các huyện ở Sơn La, tiếp tục gia tăng độ chế biến sâu hơn đối với sản phẩm cà phê Sơn La.

Cụ thể, từ vùng trồng, Phúc Sinh phối hợp cùng các hộ sản xuất, nông dân để cùng với người trồng cà phê thực hiện các yêu cầu của chuẩn UTZ.

Đội ngũ nhân viên kỹ thuật của công ty đến từng nông hộ để giúp nông dân hiểu về quy trình tưới nước tiết kiệm, bón phân hữu cơ, cách sử dụng các hóa chất nông nghiệp: Vi sinh, kiểm soát côn trùng dịch hại tổng hợp (IPM), cách thức thu hái, phơi phóng an toàn, cách đóng gói nguyên liệu, vận chuyển đến kho…

Quy trình đào tạo và chuyển giao công nghệ được Phúc Sinh Sơn La áp dụng liên tục để góp phần mở rộng hơn nữa vùng trồng, nâng cao sản lượng cho tương xứng với tiềm năng của sản vật vùng Tây Bắc.

Đây cũng sẽ là nền tảng, đòn bẩy để thực hiện nâng tầm giá trị cà phê Blue Sơn La của Phúc Sinh Sơn La. Một điều đặc biệt, toàn bộ sản phẩm của nhà máy đã được đăng ký nhãn hiệu Blue Sơn La.

Ông Vũ Việt Thắng - Tổng giám đốc Phúc Sinh Sơn La - cho biết thêm dự án sẽ thu hút khoảng 100 lao động địa phương, bao gồm lao động thường xuyên và thời vụ. Doanh thu hàng năm ước tính đạt 30 triệu USD.

Blue Sơn La sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài, hướng tới thị trường chủ yếu là châu Âu, Mỹ và Bắc Mỹ.

Ông Phan Minh Thông kỳ vọng sẽ xây dựng thương hiệu vùng, để khi khách hàng dùng cà phê Sơn La, họ biết đến vùng đất này. “Sau đó, người ta đến đây, có thể không phải để mua cà phê của Phúc Sinh mà mở nhà máy hoặc làm việc khác. Họ nhìn cảm hứng từ mình, thấy kinh doanh có lời, cũng hoạt động, tạo ra ngành kinh doanh, đưa kinh tế đi lên”, ông chia sẻ.

Ông thừa nhận đây là cuộc chiến lâu dài, cần kiên nhẫn, kiên định đảm bảo chất lượng tốt thì mới có thể xây dựng được thương hiệu cho nguồn hàng.

Việc Phúc Sinh Sơn La thu mua cà phê của nông hộ, hỗ trợ kỹ thuật, tạo công ăn việc làm là những bước đầu tiên trên hành trình đưa Blue Sơn La ra thế giới đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương. Nhà máy đi vào hoạt động không chỉ đóng góp vào việc kinh doanh của công ty mà còn mang lại hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Sơn La.

GIÁ TRỊ CỦA HẠT CÀ PHÊ ARABICA

Từ thế kỷ 19, người Pháp đã đưa giống cà phê Arabica tới vùng Tây Bắc sau khi nghiên cứu và nhận thấy lợi thế địa hình cũng như khí hậu nơi đây. Nhiều thập kỷ trôi qua, Điện Biên và Sơn La đã trở thành hai trong năm khu vực trồng cà phê Arabica trọng điểm của Việt Nam bên cạnh Lâm Đồng, Quảng Trị và Nghệ An. Tính riêng miền Bắc, hai tỉnh gộp lại tạo nên vùng sản xuất lớn nhất.

Robusta(cà phê vối) và Arabica (cà phê chè) là hai loại cây cà phê phổ biến nhất thế giới. Tại Việt Nam, cà phê Robusta được trồng phổ biến hơn do điều kiện sinh trưởng phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Trong khi đó, Arabica với đặc tính ưa mát, với nhiệt độ môi trường lý tưởng từ 15-25độ C và độ ẩm vừa phải, chỉ có thể trồng tại một vài khu vực nhất định, thường là vùng khí hậu ôn đới có độ cao trên 1000m.


Trên thị trường, giá Robusta thường thấp hơn nhiều so với Arabica. Robusta có vị đắng, lượng caffeine cao hơn, dễ trồng hơn và tốn ít chi phí đầu vào hơn. Trong khi nhiều người tiêu dùng ở Việt Nam ưa chuộng Robusta thì trên thế giới, Arabica thường được ưa chuộng nhờ vị đắng dịu, hương thơm nhẹ nhàng và hàm lượng caffeine thấp.

Là một trong những vùng trọng điểm cà phê chè của cả nước, Sơn La có tới 20.000 ha cà phê Arabica, trồng tập trung chủ yếu tại các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp và Thành phố, sản lượng hàng năm trên 30.000 tấn nhân, trị giá 2.000 tỷ đồng. Với hương vị thom ngon, độc đáo, cà phê Arabica đã trở thành đặc sản của Sơn La nói chung và Thành phố nói riêng, trở thành một trong những cây trồng chủ lực, thúc đẩy phát triển kinh tế của Thành phố.

Nhờ địa hình, đất đai, khí hậu của khu vực địa lý thích hợp với giống cà phê Arabica,  cùng với đó, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cà phê được người dân tích lũy từ rất lâu; lại thêm các kỹ thuật mới từ khâu chọn giống, chọn đất trồng đến quá trình chăm sóc, thu hoạch... đã làm tăng chất lượng của cà phê Sơn La. Về chế biến, tất cả cà phê được chế biến bằng phương pháp chế biến ướt, giúp đảm bảo phẩm chất của hạt cà phê, cho sản phẩm cà phê nhân màu sắc và chất lượng đồng nhất, bảo đảm chất lượng tốt và giá trị thương mại cao. Thêm nữa, người dân cũng đã chủ động đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, quảng bá rộng rãi thương hiệu cà phê Sơn La.   

Cà phê Arabica khi pha, có màu nâu cánh gián, vị chua thanh, đắng nhẹ, ngọt hậu. Để có hương vị độc đáo này, thường phải thu hoạch thủ công, chọn quả chín để hái, chứ không tuốt cành như các vùng trồng cà phê khác. Sau khi thu hoạch, cà phê được bóc hết thịt quả tươi, ngâm ủ rồi dùng nước đãi sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Việc làm khô bằng ánh nắng mặt trời, không sử dụng phương pháp sao sấy khiến cà phê Sơn La hoàn toàn lưu giữ được hương vị tự nhiên.


Dịch Vụ Uy Tín Dịch Vụ Uy Tín
Tư vấn 24/7 Tư vấn 24/7
Giao Hàng Toàn Quốc Giao Hàng Toàn Quốc